Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết là một trong những việc mà bất kể gia đình nào cũng dành rất nhiều thời gian. Ai ai cũng mong có một cái Tết đủ đầy sung túc và việc trang trí bàn thờ thật đẹp, thật trang nghiêm là phần hết sức quan trọng để thể hiện ước mong đó. Đây còn là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, muốn tổ tiên cùng nhận được những niềm vui, tài lộc sau một năm con cháu nỗ lực làm việc.
Mục lục nội dung
Tục trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết
![[Tips] Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết Nguyên Đán 2023 1 trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết nguyên đán 2023](https://phongthuynhattam.com/wp-content/uploads/2022/12/trang-tri-ban-tho-gia-tien-ngay-tet-650x433.jpg)
Công việc chính của trang trí bàn thờ vào dịp Tết là làm sạch bụi bàn thờ và các vật dụng thờ cúng, nếu vật nào bị cũ thì có thể thay mới. Kế đến là sắp xếp, bày biện các vật trang trí sao cho hợp lý, đẹp mắt nhưng vẫn giữ được sự trang nghiêm. Tùy vào mỗi gia đình sẽ có một cách trang trí với những vật phẩm khác nhau, tuy nhiên những vật phẩm ấy phải phù hợp với không gian của bàn thờ, gia chủ nên tránh việc trang trí quá rườm rà, gây mất đi sự trang trọng vốn có của chốn linh thiêng.
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết cần những vật phẩm gì?
Mỗi gia đình, mỗi vùng lại có một cách trang trí bàn thờ khác nhau. Chọn những vật phẩm nào, số lượng bao nhiêu, vị trí thế nào thì phụ thuộc vào không gian bàn thờ gia tiên của mỗi nhà mà sẽ có cách lựa chọn, sắp xếp phù hợp.
Với quan niệm của nhiều người, dù vật phẩm thờ cúng dù nhiều hay ít thì có một số vật phẩm thờ cúng bắt buộc phải có trên bàn thờ gia tiên. Đấy là đèn cầy, hoa tươi, rượu, nước và mâm ngũ quả. Dường như ở bất kể vùng nào thì những vật phẩm trên vẫn được xem là những vật phẩm cần phải có trước khi mua sắm những thứ trang trí khác.
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết ở 3 miền
![[Tips] Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết Nguyên Đán 2023 2 trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết nguyên đán 2023](https://phongthuynhattam.com/wp-content/uploads/2022/12/trang-tri-ban-tho-gia-tien-ngay-tet1-650x433.jpg)
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết ở miền Bắc
Đối với miền Bắc, mâm ngũ quả chắc chắn sẽ không thể thiếu chuối và bưởi. Nải chuối tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum vầy, đầm ấm còn quả bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Ngoài hai loại quả này, người dân miền Bắc còn bày biện thêm đào, hồng, cam, quýt.
Với người ở miền bắc, trong chuyện trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết, họ thường sắp xếp đèn thờ ở phía ngoài rồi bên trong là hai lọ hoa, điều này xuất phát từ góc nhìn phong thủy rằng sẽ giúp sinh khí lưu thông, khí xấu sẽ tiêu biến. Hiển nhiên là hương, hoa tươi, và rượu là thứ không thể thiếu..
Trong cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết của người miền bắc, nải chuối được ở ở phía dưới, kế đến sẽ đặt quả bưởi gọn trong quả chuối và sau cùng là những quả nhỏ hơn được xếp vào những chỗ còn trống.
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết ở miền Trung
Với người miền Trung, những thức quả có vị đắng sẽ không được sử dụng để trang trí bàn thờ ngày Tết. Người miền Trung thường sử dụng những loại quả có vị ngọt bởi họ tin rằng những thứ ngọt sẽ làm cho năm mới có nhiều may mắn, niềm vui.
Xuất phát từ quan niệm “cam đành, quýt đoạn” nên cam và quýt là hai loại quả kiêng kỵ, không được người miền Trung sử dụng để trang trí bàn thờ. Bên cạnh đèn, rượu, hương, hoa quả thì người miền Trung còn trang trí bằng trà, bánh kẹo, nước ngọt.
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết ở miền Nam
Mâm ngũ quả của người miền Nam đã tạo nên một nét đặt trưng trong cách trang trí bàn thờ gia tiên xứ chín Rồng. Các loại quả thường được dùng à mãng cầu, dừa, đủ đủ, xoài, sung. Mãng cầu mang ý nghĩa cầu mong cho may mắn, bình an. Chữ “vừa” được người Nam Bộ đọc là “dừa”, khi “dừa” kết hợp từ “đủ” trong đu đủ là “dừa đủ”, mang ý nghĩa muốn có cuộc sống no đủ, thịnh vượng. Chữ “xài” được đọc trại ra thành “xoài”, nghĩa là một năm tiêu xài thoải mái. Còn “sung” là sung túc về của cải và sức khỏe thì dồi dào.
Người miền Nam còn trang trí bàn thờ bằng hai quả dưa hất dán chữ đỏ và cặp nến lớn cũng như những câu đối đầy ý nghĩa. được trang trí cặp nến to, hai quả dưa hấu dán chữ đỏ kèm theo những câu đối ý nghĩa.
Quy tắc khi lau dọn, trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết
![[Tips] Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết Nguyên Đán 2023 3 mâm ngũ quả trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết nguyên đán 2023](https://phongthuynhattam.com/wp-content/uploads/2022/12/trang-tri-ban-tho-gia-tien-ngay-tet2-650x485.webp)
Khi lau dọn hoặc rút chân nhang, gia chủ phải tuyệt đối không được làm bát hương xê dịch. Trong quan niệm xưa được truyền lại, nếu bát hương xê dịch trong khi không xin phép, và không thuộc trường hợp phải động chạm để thay bát nhang mới hay có sự việc đặc biệt thì sẽ gây ra những điều kém may mắn cho gia đình.
Hoa sử dụng cho ngày Tết phải là hoa tươi, hoa tươi tượng trưng cho sự tươi sáng, khoe sắc tỏa hương, là dấu hiệu cho những điều tốt lành. Gia chủ cũng nên lưu ý tránh dùng những loại hoa kiêng kị, có thể kể đến như phong lan, cúc, phù dung, nhài,.. để trang trí bàn thờ.
Là một điểm nhất trong nét đẹp tâm linh truyền thống, trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết vẫn được lưu giữ qua từng thế hệ người Việt, đấy là một điều vô cùng được trân quý và phát huy. Mong rằng những điều mà bài viết chia sẻ sẽ giúp ích phần nào đó cho bạn trong việc thể hiện lòng thành của mình với gia tiên trong dịp Tết đến xuân về.
Nếu gia chủ muốn sở hữu một không gian thờ tự ông bà gia tiên sang trọng, trang nghiêm trong dịp lễ Tết sắp tới, hãy ghé ngay bàn thờ Nhất Tâm để được tư vấn những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
>> Xem thêm
- 5 cách bố trí bàn thờ treo tường phòng khách tại chung cư hợp phong thủy
- Cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy năm 2023
- 10 vật phẩm cần có tại bàn thờ gia tiên mà bạn nên biết?