7 phương pháp thiền định phổ biến hiện nay được nhiều người áp dụng

Ngày nay chúng ta được biết đến nhiều phương pháp THIỀN định để nâng cao Năng lượng bản thể, kết nối và chữa lành cơ thể nhằm đi đến Chân – Thiện – Mỹ

Các phương pháp thiền định có thể được phân làm 2 nhánh chính:

Thiền độngTĩnh một phần: YOGA, DỊCH CÂN KINH, PHÁP LUÂN CÔNG,….

Thiền Tĩnh: THIỀN QUÁN TƯỞNG (xuất hồn), THIỀN TU TIÊN, THIỀN QUÁN TỨ NIỆM XỨ, THIỀN CHUYỂN LUÂN XA, THIỀN HẤP THU NĂNG LƯỢNG VỤ TRỤ.

Xem thêm bài viết: thiền là gì?

Những phương pháp thiền phổ biến

1. Thiền Dịch cân kinh

Dịch cân kinh là môn luyện tập xuất phát từ Trung Quốc. Vào năm 917 Đạt Ma Tổ truyền dạy “Đạt Ma Dịch cân kinh” cho các đệ tử xin học võ. Mục đích để những môn sinh mới có sức khỏe yếu kém chuyển từ yếu thành khỏe, tiêu trừ được bệnh.

Cách đơn giản nhất trong Dịch Cân Kinh là vẫy tay, ngoài ra còn nhiều pháp khác giúp con người gân cốt dẻo dai khỏe mạnh __ ĐÂY LÀ MÔN THIỀN ĐỘNG

Thể dục trợ luân trong phương pháp thiền dịch cân kinh
Thể dục trợ luân trong phương pháp thiền dịch cân kinh

Cách vẫy tay một trong các bài tập quan trọng

• Lên không, xuống có: Tay về trước dùng quán tính, về phía sau thì dùng sức.

• Trên ba dưới bảy: Phần trên để lỏng, ba phần khí lực. Phần dưới cứng chắc, bảy phần

• Mắt nhìn thẳng, đầu chỉ tập trung việc tập hoặc đếm lần vẫy tay.

2. Thiền luân xa hay còn có tên gọi là trường sinh học

Luân xa hay còn gọi là chakra, là những đầu mối thu – phát năng lượng (khí), qua đó nguồn khí đại vũ trụ đổ dồn vào tiểu vụ trụ theo chiều xoáy hình phễu. Người ta đã biết tới luân xa qua hàng ngàn năm nay, nó luôn tồn tại trong cơ thể mọi người, nhưng luân xa hoạt động kém, hoặc chưa được khai thông, vì vậy nó gây cản trở con người hấp thụ nguồn tinh lực đó. Người bình thường không nhìn thấy luân xa, nhưng đối với ai đã dày công tu luyện thì có thể nhìn thấy các luân xa tương tự như bánh xe luôn quay tròn, hoặc trông giống bông hoa sen xòe cánh nhiều màu sắc. Kích thước, tốc độ quay khác nhau của mỗi luân xa mang những thông tin khác nhau và có cả các điều bí ẩn chưa khám phá. Màu sắc sáng hoặc tối của luân xa nói lên lực tâm linh và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Thiền Luân Xa là phương pháp THIỀN khai mở và hấp thu năng lượng vũ trụ vào từng luân xa, giúp khai thông 2 mạch NHÂM – ĐỐC Đưa con người hòa nhập vào vũ trụ, giúp tăng cường trí lực, thể lực,… vượt qua bệnh tật.

Thiền Chuyển LUÂN XA được coi là môn hấp thu năng lượng vũ trụ, nâng cao năng lượng bản thể, có thể cứu người giúp đời bằng chính năng lượng của mình. Người tập môn này cần có một tấm long vị tha, yêu tha nhân thì mới có thể tang tiến trong luyện tập tăng năng lượng

3. Thiền quán tưởng – hay còn gọi là thiền xuất hồn

Con người là một hợp thể gồm năm thành phần, Ngũ Uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Tự bản thân sắc, thọ, tưởng, hành, thức vốn là duyên sinh, nó không là một thực thể nhất định, nó không tồn tại độc lập, mà nó nương nhau để tồn tại, mỗi uẩn nương vào bốn uẩn kia mà có mặt.

Thiền Quán tưởng là bỏ đi cái ngũ uẩn mà tập trung vào một hướng khác. Trong Đạo Phật thì khi thiền Quán tưởng tâm thường niệm nam mô…long hướng về chư Phật. Trong Thiên chúa giáo có các buổi cầu nguyện hướng lòng về đấng tối cao mà bỏ đi tất cả nhân tình thế thái. Trong Đạo Hồi cũng thường cầu Nguyện với kinh Coran hướng lòng về thánh Ala,…

Thiền Quán Tưởng còn gọi là Thiền Xuất Hồn vì khi Thiền ta sẽ có thể bước ra ngoài con người ta để hòa nhập vào Vũ Trụ

4. Thiền tu Tiên

Còn gọi là tu theo Đạo gia. Thiền theo pháp của các vị có thể còn sống hoặc đã khuất, phương pháp thiền này có nguồn gốc từ trung hoa cổ đại.

5. Thiền Yoga

Yoga là một bộ môn Triết Lý rộng lớn có lịch sử gần 5000 năm ở Ấn Độ bao gồm rất nhiều loại luyện tập về thân và tâm. Trong Yoga có thể bao gồm các luyện tập về đạo đức, các bài tập thể chất, điều tiết hơi thở, điều tiết sự tập trung của tâm trí và vân vân. Mục đích cuối cùng của Yoga là sự hợp nhất giữa thân, tâm, và linh hồn của chúng ta.

Có tất cả 8 nhánh trong Yoga. Asana là nhánh thứ 3. Nhánh 1 và 2 là Yamas và Niyamas, hai nhánh chuyên về luyện tập kỷ luật của bản thân và đạo đức trong xã hội. Nhánh 4 là Pranayama, sự luyện tập điều tiết hơi thở. Nhánh 5 đến Nhánh 8 thuộc về sự điều khiển tập trung về một điểm và đạt trạng thái cao nhất trong việc luyện tập của Yoga, trạng thái Samadhi.

Tuy nhiên, ở thế giới hiện đại, Yoga thường chỉ biết đến thông qua Asana, một nhánh nhỏ trong Yoga.

Phương pháp thiền yoga
Phương pháp thiền yoga theo nhánh Asana

Nhánh thiền Asana là gì?

Asana về bản chất là tư thế ngồi trong Thiền, tuy nhiên về sau này phát triển hơn với rất nhiều tư thế uốn lượn đủ kiểu, chủ yếu là hoạt động thể chất, luyện tập các tư thế mà chúng ta thường thấy trong thế giới Yoga hiện đại. Định nghĩa phổ biến của một Asana tức là trạng thái ở trong một tư thế đủ lâu và cảm thấy thoải mái trong tư thế đó.

6. Thiền quán tứ niệm xứ

Trong Phật giáo, Tứ niệm xứ là bốn phép quán sát cơ bản về sự tỉnh giác. Phương pháp thiền quán của Phật giáo nguyên thuỷ gồm quán Thân (sa., pi. kāya), quán Thọ (sa., pi. vedanā), quán Tâm (sa., pi. citta) và các Pháp (tức là những ý nghĩ, khái niệm, gom lại là tâm pháp). Đây là một trong những phương pháp quan trọng mà Đức Phật đã nhấn mạnh

Quán Thân bao gồm sự tỉnh giác trong hơi thở, thở ra, thở vào [6](pi. ānāpānasati), cũng như tỉnh giác trong bốn dạng cơ bản của thân (đi, đứng, nằm, ngồi). Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quán sát 32 phần thân thể, quán sát yếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi.

Quán Thọ là nhận biết rõ những cảm giác, cảm xúc dấy lên trong tâm, biết chúng là dễ chịu (lạc thọ), khó chịu (khổ thọ) hay trung tính (bất khổ bất lạc thọ), nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế, biết tính vô thường của chúng.

Phương Pháp thiền quán tứ niệm xứ trong đạo phật
Phương Pháp thiền quán tứ niệm xứ trong Phật Giáo

Quán Tâm là chú ý đến các tâm pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là tham hay vô tham, sân hay vô sân, si hay vô si (Tâm sở), biết rõ tâm đang thâu nhiếp hay tán loạn, tâm quảng đại hay không quảng đại, tâm hữu hạn hay không hữu hạn, tâm vô thượng hay không vô thượng, tâm định hay không định, tâm giải thoát hay không giải thoát.

Quán Pháp là biết rõ mọi pháp đều phụ thuộc lẫn nhau, đều Vô ngã, biết rõ Năm Triền Cái có hiện hành hay không (Năm triền cái là năm màn ngăn che làm cho con người không thấy được tâm mình tham lam, sân hận, ngu si, ngã mạn, nghi ngờ, nó là cái chướng ngại chính cản trở sự thành công trong hành thiền và phát tuệ giải thoát), biết rõ con người chỉ là Ngũ uẩn đang hoạt động, biết rõ gốc hiện hành của các pháp và hiểu rõ Tứ diệu đế.

Trong Phật giáo Đại thừa, các phép niệm xứ được hiểu là quán thân, thụ, tâm, pháp; bốn thứ đều là dạng của tĩnh Không.

7. Thiền hấp thu năng lượng vũ trụ

Thiền hấp thu năng lượng vũ trụ và phương pháp khai mở con mắt thứ 3 – con đường dẫn đến các chiều không gian khác. Ở môn này cũng hấp thu năng lượng Vũ Trụ giống thiền chuyển luân xa, nhưng có khác là sự chuyển động diễn ra trong nội tâm, lấy Đan điền làm ổ PIN tích năng lượng, phát ra từ Luân xa 6 hay còn gọi là thiên nhãn hay con mắt thứ 3.

Thiền hấp thu năng lượng vũ trụ
Phương pháp thiền hấp thu năng lượng vũ trụ

Cũng như Thiền chuyển Luân Xa được coi là môn hấp thu năng lượng vũ trụ, nâng cao năng lượng bản thể, có thể cứu người giúp đời bằng chính năng lượng của mình. Người tập môn này cần có một tấm lòng vị tha, yêu tha nhân thì mới có thể tăng tiến trong luyện tập tăng năng lượng bản thể. Dùng con mắt thừ 3 để tương thông với các công cụ như con lắc, thước tầm long,… để có thể đo năng lượng cho các vật thể…Ngoài ra khi khai mở được con mắt thứ 3, họ có thể giao tiếp với nhiều chiều không gian ở nhiều tầng năng lượng khác nhau ( sẽ được phân tích trong một bài đặc biệt).

Trên đây là bài viết giới thiệu về 7 phương pháp thiền phổ biến hiện nay dựa trên tài liệu tham khảo từ PTS Văn Hoài.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

icon khuyến mại