3 Bước Lau dọn bàn thờ | Lau dọn bàn thờ bằng nước gì

Bàn thờ là nơi trang nghiêm, không chỉ là nơi để thờ phụng Tổ Tiên, Thần, Phật,… để tỏ lòng tôn kính, mà còn là nơi để thể hiện, bày tỏ những tâm tư nguyện vọng, cầu bình an may mắn,… Vì thế việc lau dọn bàn thờ là việc quan trọng, tuy nhiên việc lau dọn bàn thờ bằng nước gì? sao cho đúng cách thì không phải ai cũng nắm rõ.

1. Hướng dẫn lau dọn bàn thờ đúng cách, chuẩn phong thủy

1.1. Thời gian lau dọn bàn thờ

Việc lau dọn bàn thờ thì không có quy định về số ngày cũng như số lần trong ngày trong tháng, bàn thờ là nơi ngự của bề trên, cũng giống như căn nhà chúng ta đang ở vậy, tục ngữ có câu: “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Nơi thờ tự cũng vậy, nên sạch sẽ, thoáng đãng, yên tĩnh. Như vậy mới mang lại năng lượng dương tốt được, ngược lại bàn thờ mà ô uế, bẩn, u ám không thông thoáng sẽ tạo ra năng lượng âm, không tốt cho sức khỏe gia chủ.

Lau Dọn Bàn Thờ đúng Cách chuẩn phong thủy
cách lau dọn bàn thờ đúng cách đúng trình tự, hợp phong tục

Vì thế việc lau dọn bàn thờ có thể làm sao cho phù hợp, sạch sẽ chứ không quy định ràng buộc số lần trong tháng hoặc trong ngày, tuy nhiên chúng ta nên lau dọn ít nhất 2 lần / tháng vào ngày 30 hoặc mùng 1, ngày 14 hoặc 15 âm lịch hàng tháng. Đối với bàn thờ Phật, nên lau dọn và thay nước hàng ngày vào mỗi sáng sớm.

1.2. Các bước lau dọn bàn thờ

Theo tiến sĩ Vũ Thế Khanh: “Việc lau dọn ban thờ là để bày tỏ lòng thành tâm, hiếu nghĩa, tri ân đối với người đã mất. Bất cứ khi nào thấy ban thờ chưa được trang nghiêm, thanh tịnh thì cần phải tiến hành lau dọn ngay, hoặc việc lau dọn có thể theo định kỳ các tháng, không nhất thiết cứ phải chờ đến dịp cuối năm”

Bước 1: Trước khi lau dọn bàn thờ phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh tề, đối với phụ nữ trường hợp đến tháng thì không được lau dọn bàn thờ. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như khăn sạch, nước sạch,…

Lưu ý khi lau dọn bàn thờ không nên dùng chung đồ dùng giữa các bàn thờ với nhau, ví dụ bàn thờ Phật nên dùng khăn riêng so với bàn thờ gia tiên.

Ve Sinh Ban Tho Ong Dia
Với ban thờ Phật hoặc Tài Thần có thể lau dọn hàng ngày

Bước 2: Trình tự lau dọn phải đúng nguyên tắc, nên lau bằng khăn khô, hoặc chổi nhỏ (loại chổi để quét trên bàn thờ) để dọn bụi bám bẩn trước khi lau bằng nước.

  • Lau dọn phải đúng tuần tự trừ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài
  • Lau dọn bàn Thờ Phật, xong tới bàn thờ gia tiên.
  • Phải nhẹ nhàng và từ tốn trong quá trình lau dọn, đối với bài vị hoặc bát hương không nên lau bằng nước lạnh, và nên dùng một khăn riêng để lau bài vị, di ảnh….

Việc lau dọn ban thờ định kỳ (công việc trong tháng hoặc ngày bình thường trừ lễ tết) thì không nhất thiết phải thắp hương để xin, mà chỉ cần thành tâm trước án để xin phép thần linh, gia tiên rời đi trong chốc lát để chúng ta lau dọn.

Việc lau dọn bao xái bàn thờ vào dịp cuối năm hoặc lễ lớn thì nên chuẩn bị lễ vật như hoa quả, trầu cau thắp hương để xin phép, đợi hương cháy hết mới bắt đầu lau dọn

Bước 3: Sau khi lau dọn bàn thờ xong đợi khô ráo nên sắp xếp lại tất cả vào đúng vị trí cũ, tất cả phải ngăn nắp gọn gàng, sắp xếp phải đảm bảo Trong cao ngoài thấp, 2 bên cân bằng.

Những thứ để lâu ngày trên ban thờ nên thay mới như nước, muối gạo,….

Sau khi xong xuôi tất cả mọi thứ có thể dùng một ít trầm nén hoặc bột xông nhà bỏ vào lư xông để đốt lên xua tan uế khí, tạo cho không gian thờ cúng nhà bạn thêm phần trang nghiêm.

>>>Xem thêm: Cách đun nước ngũ vị hương

2. Nên lau bàn thờ bằng nước gì?

Khi lau dọn tốt nhất nên dùng nước ấm hoặc các loại nước có tính nóng để lau như:

  • Gừng tươi giã pha với nước hoặc rượu để lau dọn.
  • Nước nấu từ bột ngũ vị hương lau bàn thờ, bột ngũ vị được làm từ 5 loại thảo mộc có tính nóng, có tác dụng tẩy uế: Quế, hoa hồi, đinh hương, gỗ vang (cây tô mộc), Bạch đàn (khuynh diệp), và mang lại mùi thơm dễ chịu.
  • Gói ngũ vị hương lau bàn thờ, tẩy uế, Thành phần chính gồm: Hoa Hồi, Quế, Đinh Hương, Gỗ Vang, Bạch Đàn. Là 5 loại thảo mộc có tính nóng, mùi thơm dễ chịu, dùng để nấu thành nước ngũ vị hương sử dụng trong việc lau dọn bàn thờ, đồ thờ cúng, cải táng, bồi hoàn long mạch ….

Lau bàn thờ bằng ngũ vị hương sẽ giúp cho bàn thờ được sạch sẽ, có hương thơm dịu nhẹ xua đuổi côn trùng. Điều này mang đến cho phòng thờ một không gian dễ chịu.

Phong tục thờ cúng gia tiên là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt, đã được hình thành từ rất lâu đời. Phong tục ấy không chỉ thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc cho các thế hệ. Việc cùng nhau bày tỏ lòng thành kính trước tổ tiên, các thành viên trong gia đình càng thắt chặt thêm sợi dây huyết thống. Vì thế khi lau dọn bàn thờ quý vị nên thành tâm, Tâm tịnh – đời bình an!

>>>Xem thêm: Nước ngũ vị hương gồm những gì?

3. Những kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ

Bàn thờ là nơi linh thiêng, vì thế khi lau dọn bàn thờ chúng ta nên kiêng kỵ những vấn đề như sau:

  • Khi lau dọn bàn thờ cần thể hiện sự cung kính, không nên ăn mặc phong phanh, hở hang khi lau dọn.
  • Phụ nữ những ngày đến tháng không nên lau dọn, hoặc làm lễ trước ban thờ.
  • Vật dụng lau dọn bàn thờ (như chổi, thau nước, khăn lau) phải sạch sẽ không nên dùng đồ vật trên đã sử dụng vào việc khác.
  • Lúc lau dọn hạn chế xê dịch bát hương. Không nến dán bùa thỉnh, vật phẩm không rõ nguồn gốc lên bàn thờ (vì những vật này thường mang năng lượng âm xấu).

Như vậy Phong Thủy Nhất Tâm vừa hướng dẫn quý gia chủ 3 bước để lau dọn bàn thờ đúng cách, nên dùng nước gì để lau dọn bàn thờ và những điều kiêng kỵ cần tránh khi lau dọn. Nếu quý vị muốn kiểm tra năng lượng của ban thờ nhà mình tốt hay xấu, có thể liên hệ Viện nghiên cứu Năng lượng & Đời sống UPL để được tư vấn. Chúc quý vị luôn mạnh khỏe và an lạc!

Question and answer (0 comments)

icon khuyến mại