Lập bàn thờ Mẫu tại nhà và những điều cần lưu ý

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, thờ Mẫu có sự ra đời và phát triển hàng nghìn năm, tín ngưỡng dân gian này đến nay vẫn được gìn giữ và có một chỗ đứng quan trọng trong đời sống tâm linh của một bộ phận người Việt. Có những gia chủ đã bày tỏ nguyện vọng lập bàn thờ Mẫu tại nhà, tuy nhiên việc lập bàn thờ Mẫu tại nhà phải tuân thủ nhiều quy tắc nghiêm ngặt cũng như không phải ai cũng có thể thờ được Mẫu tại gia.

Vài nét về tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam

Thờ mẫu là một trong những tín ngưỡng thờ cúng đặc sắc nhất trong văn hóa của người Việt. Không những thế, vào năm 2016 thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là di sản văn hoá phi vật thể

Xuất phát từ mong muốn tôn vinh hình tượng của người mẹ, người mang thiên chức sinh sôi, bảo bọc, che chở, tín ngưỡng thờ Mẫu đã ra đời. Qua nhiều thời kỳ, biến cố trong lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn được gìn giữ, kế tụng cho đến tận ngày nay, là một trong những điểm thể hiện nét đẹp trong tâm hôn của người Việt.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, “hầu đồng” thể hiện rõ mục đích tốt đẹp của thờ Mẫu, đấy là giúp con người tin vào cái thiện, hướng đến những điều tốt đẹp, hạnh phúc.

Nếu trước đây, chỉ xuất hiện tại đền, điện thì ngày nay, bàn thờ Mẫu đã được nhiều người lập tại nhà. Với sự phát triển của đời sống, nhiều người đã có mong muốn lập bàn thờ Mẫu tại nhà để được thuận tiện phụng sự, thờ cúng.

Tín ngưỡng thờ mẫu ở 3 miền Bắc – Trung – Nam

Mỗi vùng miền tại nước ta có sự khác biệt trong tục lệ thờ Mẫu. Ở miền Bắc, thờ Mẫu đại diện cho mô hình chung của Đạo Mẫu là Nữ Thần, Mẫu Thần, Mẫu Tam phủ và Tứ phủ. Với lớp thờ Mẫu Thần thì có các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương Mẫu, các Thánh Mẫu gắn với quá trình cung đình, lịch sử như Ỷ Lan Nguyên phi, Bà Chúa Kho, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương. Và lớp thờ cao hơn là lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.

Nhìn chung, thờ Mẫu ở miền Trung tương tự với thờ Mẫu ở miền Bắc nhưng khác ở chỗ là chỉ có Nữ Thần, Mẫu Thần mà không có Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Trong đó, Nữ Thần được đại diện bởi Bà Ngũ Hành, Tứ vị Nương Nương. Mẫu Thần được đại diện bởi Thiên Ya Na.

Ở Miền Nam, trong thờ Mẫu vẫn có đầy đủ 3 lớp thờ Mẫu như ở Miền Bắc là Nữ Thần, Mẫu Thần và Mẫu Tam phủ, Tứ Phủ. Thế nhưng, tục thờ Nữ Thần và Mẫu Thần không có nhiều sự phân định rạch ròi.

Tại đây, những vị được tôn là Mẫu Thần gồn có các vị Nữ Thần được tôn Bà Chúa Ngọc (Thiên Ya na), Bà Chúa Xứ, Bà Đen – Linh Sơn Thánh Mẫu, Bà Thiên Hậu, Cửu Thiên huyền nữ. Những vị được tôn là Nữ Thần thì có Bà Ngũ hành, Bà Thuỷ Long, Bà Hồng, Tứ Vị Nương Nương, Trinh nữ Nương Nương, bà Chúa Động, tổ Cô.

Song với đó, ở miền Nam cũng có điện thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và cũng như lễ hầu bóng. Không những vậy, ngày càng có nhiều người, nhất là các đồng anh lính chị đã lập bàn thờ Mẫu tai nhà.

Xem thêm: Bàn thờ nhị cấp – tam cấp, giải pháp cho những đồng anh, lính chị có dự tính lập bàn thờ Mẫu tại nhà

Có nên lập bàn thờ mẫu tại nhà?

Việc lập bàn thờ Mẫu tại nhà diễn ra nhằm mục đính mời Thánh đến nhà. Thế nên, không phải bất kì ai cũng có thể tự do lập bàn thờ Mẫu tại nhà, chỉ khi có được sự chấp thuận của bề trên thì mới thực hiện được.

Trước hết, nếu muốn lập bàn thờ Mẫu tại nhà, người có mong muốn phải có căn số, căn duyên của thành đồng với nhà Thánh. Người muốn lập cũng phải là Thanh đồng, nghĩa là đã trải qua nghi thức trình đồng mở phủ. Bên cạnh đó, để được lập bàn thờ Mẫu tại nhà, người muốn lập phải có sự am hiểu sâu rộng trong việc thờ Tứ Phủ và có một khoảng thời gian dài trước đây gắn bó với tín ngưỡng thờ Mẫu.

Việc tự lập bàn thờ Mẫu dựa trên sự truyền lại của cha mẹ là hiếm thấy, thế nên việc lập bàn thờ Mẫu tại nhà một cách dễ dàng là không có.

Một số lưu ý quan trọng khi lập bàn thờ Mẫu tại nhà

Nếu đã lập bàn thờ Mẫu tại nhà thì phải giữ gìn phép tắc, duy trì sự chăm sóc nơi thờ, thực hiện đúng các lễ nghi, tránh trường thờ rồi mà lại không quan tâm. Các nghi lễ không nhất thiết phải cầu kỳ nhưng phải đủ.

Ngày ngày người thờ phải dâng hương, nước, thỉnh chuông vào buổi sáng, bái chuông vào buổi chiều.

Phải tổ chức ít nhất hai lần hầu đầu trong một năm, tránh việc giải điện nếu không có lý do đặc biệt cấp bách vì sẽ có những vấn đề không tốt phát sinh.

Trong trường hợp không có người kế tụng thì bắt buộc người lập bàn thờ Mẫu tại nhà phải giải điện.

Như bao chốn thờ tự khác, vị trí lập bàn thờ Mẫu tại nhà cũng phải luôn sạch sẽ, trang trọng. Nhiều thanh đồng thường chọn bàn thờ tam cấp, nhị cấp hoặc bàn thờ đứng sẽ giúp không gian thờ Mẫu trang nghiêm, sang trọng hơn.

Xem thêm: Bàn thờ đứng hiện đại

Trên đây là một số thông tin quan trọng về tín ngưỡng thờ Mẫu và cách lập bàn thờ mẫu tại nhà. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những đồng anh, lính chị đang có dự định lập bàn thờ Mẫu tại nhà. Hãy liên hệ bàn thờ Nhất Tâm để được tư vấn, chọn mua những mẫu bàn thờ phù hợp với nhiều ưu đãi lớn vào cuối năm nay.

 

Question and answer (0 comments)

icon khuyến mại