Thờ cúng tổ tiên đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt, Việc thay mới bát hương khi nhập trạch vào nhà mới hay thay những bát hương cũ, tạo nên một không gian thờ cúng trang nghiêm và sạch đẹp hơn, các bước để thay mới bát hương hay bát nhang cũng đòi hỏi phật thật tỷ mỹ và cẩn trọng.
1. Các bước chuẩn bị để làm lễ thay mới bát hương
1.1. Làm sạch bát hương, cốt bát hương
Sau khi lựa chọn được bát hương mới cùng các đồ lễ mới (nếu có) như dĩa đựng hoa quả, bình bông, ….nên rửa sạch bằng nước và để khô, tốt nhất là dùng nước ngũ vị hương tẩy uế ,dùng rượu trắng hoặc nước gừng tươi dã ra nấu lên.
Về tro cốt bát hương tùy theo phong tục tập quán mỗi vùng miền mà sử dụng cốt bát nhang khác nhau, như miền bắc thường dùng tro của rơm nếp, miền trung và miền nam thường dùng cát, có nơi lại dùng gạo, hoặc ngũ cốc,…cho dù dùng bất cứ loại cốt nào cũng phải làm sạch và thật khô.

Nếu có trầm hương (loại nén) quý vị có thể đốt và để vào trong bát hương trước khi cho cốt bát hương vào. Bỏ cốt lúc thay mới bát hương nên thắp bên cạnh một ngọn đèn dầu hoặc cây nến để tăng thêm phần linh thiêng, tránh các năng lượng xấu xâm nhập.
Lưu ý đối với người đứng ra thay mới bát hương nên tắm rửa sạch sẽ, trai tịnh trước đó một đến hai ngày, với phụ nữ đến kỳ tuyệt đối không thực hiện những công việc này để tránh phạm tâm linh.
Lau dọn bàn thờ trước khi thực hiện thay mới bát hương:
Mua hai khăn mặt mới, và một chiếc chậu nhựa nhỏ. Lấy chậu đựng nước rồi dùng khăn sạch mới mua lau sạch bàn thờ. Tiếp đó lấy gừng giã nát rồi đổ rượu vào bát gừng đó, lấy tiếp chiếc khăn mới thứ hai nhúng vào rượu gừng này rồi lau toàn bộ ban thờ, hoặc có thể dùng nước ngũ vị hương ngâm rượu trắng, hoặc nước ngũ vị hương đun sôi để lau dọn.
Sau khi lau dọn bàn thờ xong dùng 7 tờ tiền giấy vàng mã, xếp lại rồi châm lửa đốt hơ toàn bộ xung quanh ban thờ (mặt ban, dưới đáy, trước sau…), xong lau lại bằng nước sạch. Cuối cùng có thể dùng bột xông nhà, chuyên dùng để Trừ Tà, Nạp Khí, Thanh Tịnh… bỏ vào lư xông đặt thắp dưới gầm ban thờ cho đến khi nào An nhập và An vị bát hương thì thôi.
1.2. Chuẩn bị đồ lễ
Các đồ lễ vật gia chủ cần chuẩn bị khi thay mới bát hương nhập trạch về nhà mới, hoặc thay mới bát hương cũ trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ thổ công thổ thần bao gồm:
- Một đĩa ngũ quả, gồm 5 màu:ví dụ như: trắng (lê) , đỏ(hồng, quít), vàng ( chuối), xanh (cam), tím (nho). Số quả là số lẻ.
- Một lọ hoa: Nếu bốc bát hương bà cô ông mãnh và gia tiên thì phải hai lọ hoa, bà cô ông mãnh lọ hoa trắng tinh, gia tiên và thổ công thì hoa màu hoặc 5 bông hoa hồng
- Một đĩa: một quả cau ba lá trầu (không áp dụng cho bát hương thờ Phật)
- Tiền vàng: 3 lễ tiền vàng + 1đinh lễ tiền vàng (đối với bàn thờ Phật thì không dùng tiền vàng)
- Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng.
- Một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.
- Một bát nước lã sạch.
- Một con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ hia hài kiếm mũ.
- Một bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa ( dâng cúng quan Thổ công thổ địa). (bàn thờ Phật thì không dùng lễ vật này).
Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, mà chúng ta có thể thêm hoặc bớt lễ vật sao cho phù hợp, tuy nhiên những lễ vật cần thiết như nước, hoa và quả.
1.3. Mâm cúng để thay mới bát hương trên bàn thờ
Khi sửa soạn mâm cúng nên có: Gà lễ nguyên con, Miến hoặc xôi chè, rượu rót ra 5 chén, chai rượu nên mở nắp, cơm có thể để trong thẩu hoặc xới ra 5 chén, 5 đôi đũa thìa.
(Chỉ áp dụng cho bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ thần), khi thay mới bát hương trên bàn thờ Phật quý gia chủ nên nhờ các sư thầy để được hướng dẫn phù hợp với mỗi đạo tràng,..
2. Làm lễ thay mới bát hương
Sau khi chuẩn bị đồ lễ đầy đủ, ta bày đồ lễ lên ban và sắp mâm cơm cúng ra trước Án, làm lễ như sau :
Khi làm bát hương nào thì thắp 3 nén nhang sau đó cầm lên, để ngang trước ngực lạy 3 lạy. Tay vẫn cầm cây nhang chưa cắm vào bát nhang, rồi đọc văn an nhập tương ứng phía dưới cho bát hương đó. Đọc xong thì cắm 3 cây nhang đó vào bát, rồi lại thắp 3 cây nhang khác làm như vậy với bát nhang kế tiếp… cho đến hết.
Thứ tự lần lượt theo vai vế là : Thổ Công – Gia Tiên – Bà cô ông mãnh…
Trường hợp nếu thỉnh chân nhang từ bát hương cũ rước sang, thì ta rút từ bát cũ mỗi bát 3 chân nhang, sau đó cắm sang bát nhang tương ứng, rồi mới làm lễ như hướng dẫn trên.

2.1. Văn cúng thỉnh thổ công an nhập lô nhang
Kính trình chư vị thánh tiên, thổ công thổ địa táo phủ thần quân.
Ngày hôm nay tín chủ con tên là:……………………………, Năm sinh:………………………….
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………..
Thiết lập lô nhang phụng thờ bản gia táo phủ thần quân, tâm hương tấu thỉnh chư vị giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung đệ tử, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ chư vị tôn thần, nguyện chư vị giáng phúc trừ tai độ âm độ dương, cho gia trung đệ tử.
Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang (3 lần).
2.2. Văn cúng thỉnh gia tiên an nhập lô nhang
– Kính lạy Cao (kỵ), Tằng (cụ),Tổ (nếu ông, bà đã mất).
– Kính lạy hiền khảo (bố đã mất)
– Kính lạy hiền tỷ (mẹ đã mất)
Gia tiên dòng họ …. (họ nào kêu họ đấy)
Kính trình gia tiên dòng họ ….. (họ nào kêu họ đấy)…… Ngày hôm nay hậu duệ con thiết lập lô nhang phụng thờ gia tiên tiền tổ, tâm hương tấu thỉnh gia tiên giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ.
Kính thỉnh gia tiên lai giám lô nhang (3 lần)
2.3. Văn cúng thỉnh bà cô, ông mãnh an nhập lô nhang
Trường hợp thờ chung :
- Kính lạy bà cô Tổ, ông mãnh tổ dòng họ….. (họ gì kêu họ đấy)…..
- Kính lạy bà cô, ông mãnh dòng họ….. (họ gì kêu họ đấy)…..
Kính trình bà cô, ông mãnh. Ngày hôm nay hậu duệ con thiết lập lô nhang phụng thờ bà cô, ông mãnh, tâm hương tấu thỉnh bà cô, ông mãnh giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ.
Kính thỉnh bà cô, ông mãnh lai giám lô nhang (3 lần)
3.4. Văn cúng thỉnh ông bà ngoại an nhập lô nhang
– Kính Lạy Tổ Khảo : …………………….. (họ và tên ông ngoại)
– Kính lạy Tổ Tỷ :……………………… (họ và tên bà ngoại)
Kính trình Tổ Khảo, Tổ Tỷ. Ngày hôm nay hậu duệ con thiết lập lô nhang phụng thờ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, tâm hương tấu thỉnh Tổ Khảo ………….. (họ và tên ông ngoại), Tổ Tỷ ………… (họ và tên bà ngoại) giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ.
Kính thỉnh Tổ Khảo, Tổ Tỷ lai giám lô nhang (3 lần).
3.5. Văn khấn an vị bát hương
Sau khi đã an nhập bát hương ở bước trên xong tiếp đến chúng ta đọc văn khấn AN VỊ bát hương như sau:
Duy!
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Long Mạch cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Các cụ Tổ Khảo , Tổ Tỷ , Bá thúc huynh đệ , Cô di tỷ muội , đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc , ngoại tộc.
Tín chủ con là:…………… ……………………………….Niên sinh (năm sinh):…………………………….., Niên đương (năm nay):………….tuế (tuổi). Và toàn thể gia quyến.
Ngụ tại: Việt Nam quốc – tỉnh – …………….
Hôm nay ngày lành tháng tốt, tín chủ con xin phép được tôn mới lô nhang, lập ban thờ đặt nơi thờ phụng tại vị trí này, hướng này. Nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ.
Tín chủ con kính mời: ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng
Cúi xin phù hộ cho gia đình tín chủ con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Cẩn Cáo!
Như vậy vừa rồi Phong thủy Nhất Tâm đã hướng dẫn quý gia chủ cách thay mới bát hương, kính chúc quý vị luôn may mắn và an lạc!