Cách hóa vàng chuẩn phong thủy và văn khấn lễ hóa vàng mới nhất năm 2023

Trong quy trình thờ cúng ông bà tổ tiên, tục hóa vàng (mã) đã trở thành một bước không thể thiếu bởi đó là hành động nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, mong muốn gửi gắm đến ông bà những vật dùng cần thiết. Nắm bắt được tâm lý này, bàn thờ Nhất Tâm Đà Nẵng sẽ chia sẻ cách hóa vàng chuẩn phong thủy, tránh phạm điều kiêng kỵ đầy đủ đến quý gia chủ.

Lễ hóa vàng là gì?

Lễ hóa vàng đã xuất hiện trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Mọi người thường xuyên thực hiện lễ hóa vàng những vật dụng cơ bản như tiền (tiền âm phủ, tiền vàng mã) để gửi đến những người đã khuất vì họ tin rằng, những người đã khuất sẽ về với cõi âm và ở cõi đấy, những người đã khuất vẫn sinh hoạt, sinh sống bình thường như ở cõi dương (trần thế). Thông thường, lễ hóa vàng sẽ được diễn ra ở các dịp cúng bái như đám giỗ, đám ma, khai trương, ngày rằm, các ngày lễ âm lịch lớn,…

cách hóa vàng chuẩn phong thủy
Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách hóa vàng chuẩn phong thủy cho tết Nguyên đán 2023

Nếu trước khia, người dân đốt tiền âm phủ cũng những loại giấy bạc, vàng thông dụng cho ông bà tổ tiên thì nay họ còn đốt cho người đã khuất những vật dụng của thời hiện đại như nhà cửa, xe cộ, máy tính, điện thoại, ti vi,… Mọi người còn quan niệm rằng, nếu đốt càng nhiều vàng mã thì người đã khuất càng có nhiều tiền để sinh hoạt, làm ăn tại cõi vĩnh hằng và quay về phù hộ cho người sống làm ăn suôn sẻ, sự nghiệp hanh thông và gia đạo yên ổn. Cái cốt lõi của lễ hóa vàng chính là để người sống thể hiện lòng biết ơn, bày tỏ sự thành kính đối với những người đã khuất.

Xem thêm: 3 mẫu văn khấn gia tiên ngày giỗ bạn cần biết

Lễ hóa vàng mã của người Việt

Hóa vàng (mã) là nghi thức vô cùng quan trọng trong quy trình thờ cúng thần Phật, gia tiên của người dân Việt Nam. Quan niệm “trần sao, âm vậy” đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người, cho nên họ tin rằng, người cõi âm cũng cần những vật dụng như người trần thế để có thể sinh hoạt, làm ăn ở một thế giới khác.

cách hóa vàng chuẩn phong thủy
Lễ hóa vàng còn mang ý nghĩa tiễn đưa ông bà về cõi vĩnh hằng sau những ngày đón tết cùng con cháu. Vì thế, gia chủ phải biết cách hóa vàng chuẩn phong thủy, tránh phạm điều kiêng kỵ

Với ước mong người thân của mình khi đã khuất cũng có một cuộc sống đầy đủ như thời còn tại thế, người dân Việt đã biến hóa vàng trở thành một nghi lễ, nghi thức cực kỳ đẹp đẽ trong văn hóa thờ cúng, thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Ngày diễn ra lễ hóa vàng

Lễ hóa vàng thường diễn ra trong khoảng từ mùng 3 đến mùng 10 tháng Giêng (tức Tết Nguyên Đán). Việc chọn ngày tổ chức lễ hóa vàng (mã) cho ông bà tổ tiên còn tùy thuộc vào số ngày gia chủ muốn ông bà tổ tiên về đón Tết cùng con cháu. Tuy nhiên, gia chủ cần phải có mâm lễ để tạ ơn tổ tiên, các vị thần Phật để được phù trợ, độ trì có được sư may mắn, bình an. Ngày hóa vàng hợp lý nhất mà gia chủ có thể tham khảo chính là mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên đán.

Xem thêm: Bàn thờ gia tiên chất lượng, giá rẻ tại bàn thờ Nhất Tâm

Cách hóa vàng chuẩn phong thủy

 cách hóa vàng chuẩn phong thủy
chuẩn bị mâm cỗ đủ đầy là một trong những cách hóa vàng chuẩn phong thủy

Nhiều người cho rằng, ngày tiễn ông bà về nơi suối vàng là lễ rất quan trọng trong ngày Tết. Vào những ngày mời ông bà tổ tiên về nhà đón Tết cùng con cháu, gia chủ không được phép để nhang và đèn trên ban thờ tắt, các lễ vật như mâm ngũ quả, hoa tươi, bánh kẹo thì phải chờ đến ngày tiễn đưa ông bà mới được phép hạ xuống. Đây là một nguyên tắc quan trọng mà gia chủ cần nhớ, vì nếu làm trái thì gia chủ sẽ phạm những điều bất kinh với bề trên.

Khi tiễn đưa ông bà về cõi âm thường đi kèm với nghi thức hóa vàng (mã). Vậy cách hóa vàng chuẩn phong thủy như thế nào thì quý gia chủ cần lưu ý! Đầu tiên, gia chủ cần hóa tiền vàng thờ cúng gia thần trước ông bà tổ tiên để tránh việc nhầm lẫn không đáng có. Tiếp theo, gia chủ cần đặt vài khúc mía ở hai bên ban thờ để các cụ có phương tiện mang hàng hóa của con cháu cúng cho mình về trời.

Khi thực hiện lễ hóa vàng cần có mâm cỗ đầy đủ những lễ vật cần thiết như gà trống luộc, bánh chưng, bánh tét món xào, canh miến, rượu, mâm ngũ quả, bánh kẹo, trầu cau, hoa (nếu giá chủ muốn làm mâm cúng chay thì không cần gà trống luộc) và vàng mã để hóa vàng. Lưu ý, những vật dụng này phải bày biện cẩn thận, vàng mã phải chuẩn bị thật chu đáo. Dù phải chuẩn bị thật chu đáo, nhưng lượng vàng mã mà gia chủ cần gửi cho gia thần, ông bà tổ tiên cần vừa phải, tránh gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Văn khấn lễ hoá vàng chuẩn phong thủy

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

– Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

– Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long Mạch Tôn Thần.

– Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mồng … tháng Giêng năm …

Tín chủ chúng con …………………….. ngụ tại …………………………………… thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án.

Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới.

Kính xin: Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát (3 lần).

(Văn khấn chỉ mang tính chất tham khảo)

Trên đây là một số lưu ý về cách hóa vàng chuẩn phong thủy dành cho quý gia chủ. Nếu gia chủ muốn biết thêm nhiều thông tin bổ ích, bổ trợ cho việc thờ cúng ông bà tổ tiên, hãy theo dõi bàn thờ Nhất Tâm ngay nhé!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

icon khuyến mại