Bên nội bên ngoại có nên thờ chung một bàn thờ

Bên nội bên ngoại có nên thờ chung bàn thờ hay không là thắc mắc của không ít người với đây là điều ít gặp. Trên thực thế, có những gia đình đã thực hiện việc một nhà thờ hai họ và biết cách làm sao cho lễ nghi được vẹn cả đôi đường. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Bên nội bên ngoại có nên thờ chung bàn thờ?”

Quan niệm về thờ cúng ông bà tổ tiên

Trước tiên, chúng ta cũng sơ lược về quan niệm thờ cúng tổ tiên. Có quan điểm về thờ cúng tổ tiên gồm quan điểm bị ảnh hưởng bởi Nho giáo và quan điểm của nhà Phật. Theo quan điểm bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo, thờ cúng tổ tiên là tránh nhiệm riêng thuộc về người con trai trưởng trong gia đình và dòng họ. Trong trường hợp người mất không có con trai thì sẽ được thờ cúng trong từ đường của dòng họ.

10 vật phẩm cần có tại bàn thờ gia tiên mà bạn nên biết?
Bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy

Còn với quan điểm của nhà Phật, thờ cúng tổ tiên là việc mà ai cũng đều thực được chứ không nhất thiết chỉ có một người. Thờ cúng tổ tiên, người thân đã mất là việc nhằm thể hiện lòng hiểu thảo, uống nước nhớ nguồn. Thế nên, dù con trai hay con cái, dù con trưởng hay con thứ thì đều không có sự phân biệt trong việc thờ cúng tổ tiên.

Xem thêm: Những mẫu bàn thờ gia tiên hiện đại trong năm 2023 tại bàn thờ Nhất Tâm

Bên nội bên ngoại có nên thờ chung bàn thờ?

Theo phong tục ngày xưa, việc bên nội bên ngoại có nên thờ chung bàn thờ được hay không thì đây chính là việc nghiêm cấm diễn ra. Trong tư tưởng của người xưa, nếu thờ chung cả bên nội và bên ngoại sẽ tạo nên sự bất kính với tổ tiên phía nội. Đó là gì do mà những người phụ nữ thời ấy không được thờ cúng cha mẹ khi về nhà chống, với những gia đình không có con trai nối giõi thì cha mẹ cũng đành chấp nhận sẽ không có người hương khói sau khi họ mất.

bàn thờ gia tiên đẹp hiện đại là giải pháp tối ưu cho cách lập bàn thờ vọng chuẩn phong thủy
bàn thờ gia tiên đẹp hiện đại là giải pháp tối ưu cho cách lập bàn thờ vọng chuẩn phong thủy

Tư tưởng trên có sự cứng nhắc không cần thiết và thiếu đi sự nhân văn khi ngăn cản con người thực hiện đạo nghĩa với đấng sinh thành, tổ tiên. Thế nên, ngày nay tư tưởng ấy đã gần như bị loại bỏ và chỉ tồn tại số ít ở đâu đó. Nếu cha mẹ mất đi mà gia đình không có người để hương khói thì người con gái đã xuất giá vẫn hoàn toàn có quyền mang bát hương gia tiên về đặt ở nhà chồng để thờ cúng. Có thể thấy, việc thờ cúng như thế là hợp với lẽ trời và đạo làm người.

Tuy vậy, việc thờ cúng là hệ trọng, chuyện thay đổi chỗ đặt của bát nhang, mời gia tiên của nhà mình về an tọa chung với gia tiên phía nhà chồng phải được thực hiện đúng nghi lễ, tránh những điều kiêng kỵ nhằm vẹn cả đôi đường.

Bên nội bên ngoại có nên thờ chung bàn thờ
Bên nội bên ngoại có nên thờ chung một bàn thờ hay không còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, quan niệm của mỗi gia đình

Có thể nói, việc lập một không gian riêng để thờ gia tiên bên nội và một không gian riêng để thờ gia tiên bên ngoại sẽ là hoàn hảo nhất. Thế nhưng, việc lập riêng không gian thờ chỉ có thể áp dụng cho những căn nhà có không gian thực sự rộng rãi. Còn với những căn nhà có không gian không đủ để phân chia thì việc thờ chung bên nội và bên ngoại trên một bàn thờ vẫn là điều hợp lệ.

Xem thêm: Văn khấn thay bàn thờ gia tiên mới, 3 lưu ý đặc biệt

Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc “Bên nội bên ngoại có nên thờ chung một bàn thờ hay không?”. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về những việc nên làm để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ khi thờ chung bên nội và bên ngoại.

Một số lưu ý khi thực hiện để tránh điều kiêng kỵ

Lựa chọn hướng và vị trí đặt bàn thờ

Khi rước gia tiên bên ngoại về thờ chung với bên nội, thì hướng đặt bàn thờ gia tiên sẽ ít có trường hợp cần thay đổi, trong trường hợp chia thành hai khu vực thờ riêng biệt thì gia chủ nên tham khảo ý kiến đến từ chuyên gia phong thủy.

Ban tho gia tien dep hien dai
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp hiện đại kết hợp ốp lưng trang trí và tranh trúc chỉ.

Gia chủ chỉ cần tuân thủ những quy tắc về hướng và vị trí đặt bàn thờ như thông thường như tránh đặt bàn thờ ở nơi ồn ào, gần những nơi kém trang nghiêm như phòng ngủ, nhà bếp, nhà tắm. Gia tiên bên nội hay bên ngoai thì bàn thờ cũng phải thấp hơn bàn thờ của Phật hay thần linh.

Bày trí hình ảnh, bài vị và các vật phẩm trên bàn thờ

Cách sắp xếp các vật phẩm thờ cúng cũng là điều cần đặc biệt lưu tâm khi thờ cả bên nội và ngoại trên một bàn thờ. Gia chủ cần dựa vào nguyên tắc “nam tả nữ hữu” để phân chia khu vực trên bàn thờ và sắp xếp bát hương, bài vị, ảnh thờ, các vật dụng khác. Theo đó, theo hướng bàn thờ nhìn ra, phía trên phải là phần bên nội và phía bên trái là phần bên ngoại.

ban tho gia tien dep hien dai
Mẫu bàn thờ gia tiên hiện đại nhỏ gọn.

Với một góc nhìn tổng quát từ cả hai khía cạnh tâm linh và nhân văn, thờ chung bên nội và bên ngoại là việc nên làm, thể hiện lòng hiếu thảo sâu sắc của con người. Hy vọng những thông tin bài viết chia sẽ có thể cung cấp thêm thông tin cho bạn khi đang có dự định thực hiện việc thờ cúng gia tiên nội và ngoại trên cùng một bàn thờ. Hãy theo dõi bàn thờ Nhất Tâm để tìm hiểu những kiến thức bổ ích về phong thủy, tâm linh.

Question and answer (0 comments)

icon khuyến mại