Lời tựa Chuỗi chuyên mục tự học Kinh Dịch
Tập Dịch lý và phương pháp luận đoán được tóm soạn vào năm 1980 mới đầu dùng để làm tài liệu hướng dẫn các lớp Dịch học tại Việt Nam, tổ chức riêng lẻ tại Nha Trang bởi tác giả Quảng Đức. Thành phần tham dự đều là các tu sĩ Phật Giáo cho nên phần đầu căn bản về Âm Dương, Ngũ hành sinh khắc hầu hết đã thấu triệt, chỉ đi thêm sâu vào phần phương pháp luận đoán.

Mục lục nội dung
Những bước chuẩn bị để đi vào con đường nghiên cứu dịch học
Nội dung trong khóa học chỉ là chìa khóa để người tham dự đi vào “khu rừng mênh mông Dịch học” mà thôi, vì thế đòi hỏi người học phải chuyên tâm rèn luyện và tham khảo thêm các tác phẩm kinh điển của Dịch.
I. Tìm hiểu nguồn gốc của Kinh Dịch
Để hiểu rõ Kinh dịch chúng ta phải tìm hiểu về nguồn gốc của Dịch, Tại sao Dịch lại tồn tại hàng ngàn năm qua mà không hề bị mai một, kinh dịch liệu có phải là mê tín? Kinh dịch có tác dụng gì trong cuộc sống hiện đại…?
II. Nắm rõ các khái niệm cơ bản trong Kinh Dịch
Kinh dịch vốn xuất hiện từ thuở sơ khai, có vô vàn khái niệm cũng như trường phái, Lối viết văn bằng cổ tự và Hán Việt vì thế đòi hỏi người học phải có một khái niệm cơ bản về các thuật ngữ, cách gọi…
Trước khi học dịch Phong thủy Nhất Tâm khuyên các bạn nên tìm hiểu qua cuốn sách “Kinh dịch đạo người quân tử – tác giả Nguyễn Hiến Lê” để nắm rõ Đạo của Kinh dịch.
Để dễ giàng tìm hiểu về Kinh dịch người học nên tìm hiểu các kiến thức như:
- Âm Dương Ngũ hành
- Hà đồ, Lạc thư
- Tiên thiên bát quái, hậu thiên bát quái
- Thiên can, địa chi
III. Thường xuyên thực hành khi tự học Kinh Dịch
Dịch là “Biến dịch” Là “Bất dịch” cũng là “giản dị” vì thế khi học Dịch đòi hỏi người học phải thường xuyên thực hành, trau dồi kiến thức có thế thì mới áp dụng được Dịch vào trong cuộc sống được.
Trong chuỗi bài học có sử dụng các tư liệu của:
- Dịch lý và phương pháp luận – Tác giả Quảng Đức
- Kinh dịch đạo người quân tử – Tác giả Nguyễn Hiến Lê
- Dịch Học Giản yếu – Lê Gia.
- Nguồn tư liệu từ Interet