Sắm lễ cúng cho ngày Tết là một phong tục có từ lâu đời của người dân Việt Nam. Vào dịp lễ tết Nguyên đán hàng năm, người người, nhà nhà thay nhau đi sắm lễ cúng với mong muốn nguyện cầu một năm mới bình an, sung túc. Bạn còn đang lay hoay chưa biết chuẩn bị lễ cúng cho ngày tết Quý Mão 2023 thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục lục nội dung
Chuẩn bị lễ cúng cho ngày tết có ý nghĩa gì?

Vào mỗi dịp tết Nguyên đáng cổ truyền thường có nhiều lễ cúng quan trọng, thế nên người dân cần phải chuẩn bị lễ vật trước đó. Nhiều gia đình quan niệm rằng, lễ vật cúng càng chu đáo, đủ đầy thì bạn sẽ đón một năm mới với nhiều tài lộc, thuận lợi và bình an.
Ở mỗi vùng miền, cách chuẩn bị lễ cúng cho ngày tết Nguyên đán sẽ khác nhau. Trong cuộc sống hiện đại, một số nghi thức, lễ vật ngày càng được biến tấu sao cho phù hợp với nhịp sống và điều kiện kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên, việc chuẩn bị lễ vật cho ngày tết Nguyên Đán cần được chú trọng, đảm bảo được sự thành kính và đủ đầy.
Tết Nguyên đán trong tâm thức người Việt không chỉ là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn là thời điểm để con cháu tụ họp, đoàn viên, quây quần bên nhau, tưởng nhớ công lao và bày tỏ lòng thành kính đến với ông bà tổ tiên. Có thể nói, đây là thời điểm đất trời giao thoa, con người trở nên gần gũi với thần linh và những người đã khuất.

Ngoài là dịp để bà con bày tỏ lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên, tết Nguyên đán còn là dịp để người dân cảm tạ các vị thần linh như thần Đất, thần mưa, thần Mặt trời, thần Nước, đồng thời nguyện cầu một năm mới mưa thuận gió hòa.
Ý nghĩa quan trọng nhất của tết Nguyên đán chính là khoảng thời gian để bạn có dịp gặp gỡ, hỏi han người thân, họ hàng và bạn bè sau một năm dài làm việc, học tập. Vào khoảng thời gian này, các gia đình thường tụ họp, chuẩn bị mân cúng và cùng nhau thắp hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.
>>> Xem thêm: 7+ loại hoa cúng bàn thờ gia tiên mang may mắn, tài lộc cho gia chủ
Gợi ý chuẩn bị lễ cúng cho ngày tết Quý Mão 2023
Chuẩn bị lễ cúng giao thừa – chuẩn bị lễ cúng cho ngày tết Quý Mão 2023

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Cúng giao thừa được thực hiện vào giờ Tý (từ 23 giờ ngày 30 tháng Chạp âm lịch đến 1 giờ sáng ngày mồng 1 tết Nguyên đán). Cúng giao thừa còn được gọi là cúng trừ tịch.
Tương truyền rằng, mỗi năm Thiên đình sẽ cử các vị thần Hành binh, Hành khiển và Phán quan để xuống hạ giới cai quản. Kết thúc một năm, vị thần Hành khiển sẽ cai quản hạ giới sẽ bàn giao toàn bộ công việc cai quản cho vị thần cai quản mới. Vì vậy, cúng giao thừa là nghi thức đưa tiễn những vị thần năm cũ và nghênh đón những vị thần mới về cai quan nhân gian.
Để thực hiện nghi thức cúng giao thừa, gia chủ cần chuẩn bị 2 mâm cúng, một mâm cúng giao thừa trong nhà và một mâm cúng giao thừa để ngoài cửa chính để cũng các vị thần linh.
Chuẩn bị lễ cúng giao thừa trong nhà
Tùy thuộc vào phong tục mỗi vùng miền mà việc chuẩn bị lễ cúng giao thừa trong nhà có sự khác nhau. Gia chủ cần chuẩn bị một số lễ vật cơ bản dưới đây để đặt trên mâm cúng giao thừa.
Gia chủ cần chuẩn bị đồ lễ là mâm ngũ quả, bình hoa, nến, rượu, trầu cau, trà, vàng mã, gạo muối cùng một mâm cúng đơn giản với đĩa gà luộc, đĩa giò chả, đĩa nem, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng,…
Chuẩn bị lễ cúng giao thừa ngoài trời
Những lễ vật cần có cho mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời là 1 con gà trống hoa luộc (chưa đạp mái), 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng, 1 mâm ngũ quả, trà, rượu, trầu cau, gạo muối, nhang, đèn và hoa tươi.
Lễ cúng mùng 1 – chuẩn bị lễ cúng cho ngày tết Quý Mão 2023
Lễ cúng mùng 1 còn được gọi là cúng tết nguyên đán, cúng ông bà tổ tiên. “Nguyên” có nghĩa là khời đầu, “đán” là buổi sáng sớm. Nguyên Đán được hiểu là buổi sáng khởi đầu một năm mới. Tới sáng mùng 1 là buổi sáng bắt đầu một năm mới, người ta cũng sẽ làm một mâm cỗ cúng kiếng, mời bề trên dùng cơm đầu năm để tỏ lòng thành kính và cầu mong những lời tốt đẹp.
Mồng 1 là ngày khởi đầu năm mới và vào ngày này, nhiều gia đình thường tổ chức lễ cúng mồng 1 hay còn gọi là cúng tết nguyên đán. “Nguyên đán” có nghĩa là buổi sáng khởi đầu một năm mới, người dân sẽ lập một mâm cúng nhằm mời các vị thần linh, các vị gia tiên về dùng cơm để cầu mong những điều tốt lành.

Để nghi thức diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ gồm ngũ quả, bình hoa, nến, rượu, cau trầu, gạo muối, trà, vàng mã và mâm cúng gồm gồm bánh chưng, bánh tét hoặc xôi và các món mặn hoặc chay tùy ý.
Tùy theo phong tục, mâm cúng mồng 1 ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam có đôi chỗ khác biệt. Cụ thể, người miền Bắc thường chuẩn bị ngũ quả bánh chưng, gà luộc, xôi, miếng, giò lụa, nem,… Đối với người miền Nam, mâm cúng thường có bánh tét, dưa kiệu, canh khổ qua nhồi thịt, tép rang, ngũ quả,… Còn với người miền Trung, họ thường chuẩn bị bánh chưng, bánh tét, dưa kiệu, nem chả, bánh tổ, bánh thuẫn,…
>>> Xem thêm: Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên hay không? Cách lau chùi bàn thờ
Lễ cúng hóa vàng – chuẩn bị lễ cúng cho ngày tết Quý Mão 2023
Lễ hóa vàng là lễ cúng sau cùng của dịp tết Nguyên đán. Lễ hóa vàng thực chất là lễ đưa tiễn ông bà tổ tiên sau ba ngày được con cháu mời về dự 3 ngày Tết, đồng thời lễ hóa vàng còn là nghi thức đón thần tài – thổ địa về nhà.
Mâm cúng lễ hóa vàng phải có gà trống luộc, bánh chưng, bánh tét món xào, canh miến, rượu, mâm ngũ quả, bánh kẹo, trầu cau, hoa (nếu giá chủ muốn làm mâm cúng chay thì không cần gà trống luộc) và vàng mã. Trong nghi thức này, gia chủ cần chuẩn bị vàng mã để đốt cho ông bà tổ tiên có lệ phí về nơi suối vàng.

Khi đốt vàng mã cho tổ tiên, gia chủ có thể chuẩn bị vài cây mía dài và đặt cạnh chỗ đốt vì người dân quan niệm rằng, cây mía là phương tiện để người khuất mang hàng hóa mà con cháu cúng cho mình. Vàng mã thường là quần áo, tiền vàng, gậy đi đường, nhà cửa, xe cộ,…
Trên đây là những gợi ý về việc chuẩn bị sắm lễ cúng ngày tết Nhâm Dần. Bạn có thể tham khảo và thực hiện. Chúc gia đình bạn đón năm Nhâm Dân nhiều may mắn và tài lộc.
Trên đây là một số thông tin về việc chuẩn bị lễ cúng cho ngày tết Quý Mão 2023 mà quý gia chủ có thể tham khảo và thực hiện theo. Hãy theo dõi bàn thờ Nhất Tâm để đón đọc những thông tin bổ ích về phong thủy, tâm linh.
>> Xem thêm:
- Có nên thờ Phật tại gia hay không và 4 lưu ý cần tuân thủ
- 3 mẫu văn khấn rằm tháng Giêng đầy đủ, đúng nhất dành cho bạn
- Một số lưu ý khi cắm hoa bàn thờ Thần Tài – 3 điều kiêng kỵ cần biết!
- 5 cách bố trí bàn thờ treo tường phòng khách tại chung cư hợp phong thủy
- 10 vật phẩm cần có tại bàn thờ gia tiên mà bạn nên biết?
- Mẫu bàn thờ Gỗ Mít mới 2022, Ý nghĩa bàn thờ tủ thờ gỗ Mít bạn nên biết
- Tổng hợp các mẫu bàn thờ Gia Tiên đẹp năm 2023
- 8+ Loại hoa quả cúng thần tài ông đia mang tài lộc cho gia chủ
- [102+] Mẫu bàn thờ đứng nhỏ đẹp chất lượng – Cách lựa chọn kích thước thiết kế bàn thờ đứng nhỏ
- Văn khấn bỏ bàn thờ cũ và bát hương mới 2022